Bún mọc là món đặc sản phẩm của người Hà Nội với hương vị đặc trưng với nguyên viên mọc trắng tinh như nhưng viên ngọc quý. Do được nhiều người yêu thích nên việc mở quán bún mọc trở thành xu hướng cực nổi. Vậy làm thế nào để mở quán bún mọc có thành không có bại, tham khảo ngay bí quyết trong bài.
10 kinh nghiệm mở quán bún mọc chỉ thành không bại
Việc kinh doanh bún mọc không phải cứ nói là làm luôn. Muôn đường đi nước bước được suôn sẻ bạn cần lên kế hoạch chỉnh chu, tham khảo những thế hệ đi trước để tích lũy kinh nghiệm rồi vẽ ra cho mình hướng phát triển riêng có như vậy mới nắm chắc phần thắng trong lòng bàn tay. Tổng hợp 10 kinh nghiệm đắt giá dưới đây sẽ có ích cho bạn, đừng bỏ lõ.
Chuẩn bị vốn
Vốn mở quán bún mọc là điều quan trọng đầu tiên không thể không có. Số lượng vốn để mở tiệm mà mỗi người cần sẽ khác nhau. Bởi nó chịu sự chi phối bởi các yếu tố: địa chỉ mở quán, mục đích đầu tư, quy mô và lợi nhuận mong muốn đạt được.
Nhin chung, có một vài khoản vốn cố đính bạn cần phải có ít nhất là 50 triệu đồng để chuẩn bị
- Chi phí thuê cửa hàng: 5 triệu, thuê 3 tháng 15 triệu
- Chi phí mua dụng cụ: nồi, bát, bàn ghế: 20 triệu
- Chi phí mua nguyên liệu: 5 triệu đồng
- Chi phí phát sinh: 10 triệu đồng
Mức giá thuê nhà và các chi phí sẽ có thay đổi tùy vào thời điểm.
Tìm địa điểm mở quán
Địa điểm kinh doanh là một vấn khá căng não. Nhiều người phải mất tới vài tháng nằm vùng mới tìm được một địa điểm tiềm năng. Vậy bạn có muốn biết địa điểm tiềm năng là như thế nào.
Một địa điểm tiềm năng đẹp thường đông đúc người qua lại, sinh sống, có nhiều cư dân, gần các cơ quan, công ty, trường học, trung tâm thị trấn, huyện, thành phố.
Thường những vị trí này giá thuê khá đắt đỏ, lại tập trung nhiều quán trước đó. Vậy nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng, nghiên cứu kỹ đối thủ, khả năng tài chính cho phép để đưa ra quyết định.
Thiết kế không gian quán
Khách hàng hiện nay không chỉ có nhu cầu ăn ngon mà còn muốn ngồi không gian đẹp, thoải mái. Mục đích là thư giãn sau nhiều giờ làm việc hay đơn giản là học tập mệt mỏi.
Một số gợi ý để thiết kế không gian quán vừa đep, vừa tiện nghi bạn có thể tham khảo:
- Quán không cần to nhưng phải biết bày trí, tạo cảm giác thoáng đãng, hài hòa các vị trí. Đặc biệt lúc nào cũng phải sạch sẽ.
- Chọn màu sơn sáng, có thể kết hợp theo mệnh phong thủy chủ quán.
- Kết hợp trang trí thêm tiểu cảnh như cây xanh, tranh ảnh treo tường để thu hút.
Tìm nguồn nguyên liệu
Với bất cứ món ăn nào thì nguyên liệu tươi luôn được khách quan tâm hàng đầu. Món bún mọc thường có 3 nguyên chính là bún, mọc, rau thơm. Ngoài ra, cũng sẽ có nhưng nguyên liệu khác như măng, sườn…
Do đó, chủ tiệm cần phải có kinh nghiệm thì mới lựa được nguyên liệu ngon, đảm bảo. Thường thì mọc chủ quán nên tự làm để đảm bảo tươi hằng ngày. Để làm mọc thì sẽ cần thịt lợn, phải là thịt sạch, không ám mùi hôi, sơ chế sạch, nêm nếm vừa đủ gia vị.
Bún phải là bún tươi, sợi tơi, nhỏ và mềm. Rau ăn kèm như kinh giới, rau mùi, hành phải sạch, tươi.
Tốt nhất nên tìm mối đổ buôn mỗi ngày, để an toàn và chắc chắn tin cậy cao.
Mua sắm đồ mở quán bún mọc
Mở quán bún mọc bình dân thì chỉ cần mua sắm những đồ đơn giản. Bạn có thể mua sắm bàn ghế thanh lý từ các quán trước để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
- Bàn inox, ghế nhựa: 3 triệu đồng khoảng 10 bộ
- Bát tô, đũa, thìa: 700 nghìn hơn 30 bộ
- Rổ đựng rau thơm, ống đựng đũa, giấy ăn: 250 nghìn hơn 10 chiếc
- Quạt, máy lạnh, tủ mát, tủ đông: 20 triệu đồng
- Nồi nấu bún: 10 triệu đồng loại nồi điện combo bộ 2, bộ 3 nồi.
Lên menu ấn tượng
Menu ấn tượng bao gồm cách trình bày và danh sách các món. Thực đơn lên dễ nhìn và có hình ảnh minh họa để khách dễ gọi, dễ lựa chọn.
Để làm menu phong phú hơn ngoài món chính là bún mọc, bạn có thể bán thêm các loại bún khác bún sườn, bún thang, bún chả, bánh cuốn…Điều này sẽ giúp có thêm lượng khách, tăng doanh thu và phát triển công việc kinh doanh mạnh hơn.
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc để bắt đầu kinh doanh buôn bán, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam. Việc chủ động kinh doanh sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiến toán sau này đồng thời mang lại lợi ích và sự tin tưởng của khách hàng.
Các thủ tục bạn cần làm đó là hợp đồng thuê nhà, giấy VSATTP, Giấy PCCC, giấy đăng ký kinh doanh, VAT…
Khai trương khuyến mại
Để nhiều người biết đến khi chuẩn bị khai trương bạn nên làm thương hiệu, quảng cáo kích cầu cho quán trước nhé. Có thể là phát tờ rơi, làm biển hiệu quảng cáo in to khuyến mại lớn, giảm giá hoăc xây dựng video, hình ảnh giới thiệu trên mạng xã hội. Cụ thể như
- PR trên các nền tảng Facebook, Tiktok, Youtoobe…
- Đăng tin trên hội nhóm ẩm thực, review
- Treo biển quảng cao ngay trước mặt quán
- Thực hiện CTKM: giảm giá, tặng kèm đồ uống
Nhân viên phục vụ nhiệt tình
Mở quán bún mọc cần sắp xếp nhân viên trong quán phù hợp với từng vị trí: Chạy bàn, phụ bếp, thu ngân, tạp vụ.
Đối với quán bún mọc bình dân mới mở thì chỉ cần dự trù 3 người là đủ thường 1 đầu bếp kiêm thu ngân, 1 chạy bàn, 1 tạp vụ.
Nhưng bất kể số lượng nhân viên ít hay nhiều, gia tăng hay bớt đi thì thái độ phục vụ lúc nào cũng phải giữ nguyên. Đồng thời cần nắm rõ tư tưởng khách hàng là trên hết. Luôn tôn trọng khách, luôn vui tươi chào hỏi trước và sau khi khách ra về, nhanh nhẹn và khéo léo, đảm bảo khách không phải ngồi chờ đợi lâu.
Kết hợp bán online giao tận nơi
Hình thức bán online ngày càng hot và khẳng định được vị trí trong kinh doanh quán ăn. Vậy nên đừng bỏ qua mảng đất béo bở này để kiếm thêm khách hàng và lợi nhuận.
Để bán online bạn có thể tạo website, fanpgae hoặc liên kết với app đặt đồ ăn như Beamin, Shopee Food, Grap Food…để thuận tiện cho khách gọi và đặt đồ, bạn sẽ thấy số lượng đơn hàng, suất bún tăng lên đáng kể.
Trên đây là các kinh nghiệm đúc kết từ chính những chủ quán bún mọc, quán ăn đã kinh doanh thành công trước đó. Bạn hãy xem và áp dụng vào điều kiện thực tế của mình, chúc bạn thành công với dự định sắp tới.