Bánh canh là món ăn dân dã, thơm ngon, được rất nhiều người dân địa phương và thực khách du lịch yêu thích. Nếu bạn muốn khởi nghiệp và mở quán bánh canh thành công, đắt khách thì đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới, Nguyên Khôi sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, bán hàng.
Mở quán bánh canh thu về lợi nhuận khủng
Bánh canh là món ăn truyền thống của Việt Nam, thường được ăn kèm với rất nhiều loại topping như rau, thịt và hải sản. Nhu cầu thị trường tiêu thụ mặt hàng này là vô cùng lớn vì sự tiện lợi, nhanh chóng cũng như hương vị thơm ngon, đặc biệt của món bánh canh. Vì vậy, mở quán bánh canh là một cơ hội kinh doanh vô cùng hấp dẫn với tiềm năng lớn, hứa hẹn đem lại doanh thu và lợi nhuận hấp dẫn.
Trung bình mỗi tô bánh canh có giá bán từ 35.000 – 60.000đ/ bát. Nếu trừ khi các khoản chi phí, lợi nhuận thu về sẽ chiếm khoảng 50 – 60%. Giả sử mỗi ngày bán được 100 tô bánh canh, số tiền lãi thu về có thể lên đến 2- 2.5 triệu đồng
Mở quán bánh canh cần bao nhiêu vốn?
Số vốn mở quán bánh canh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mô hình kinh doanh, quy mô nhà hàng, phí thuê mặt bằng, trang thiết bị,…Trung bình, quán bánh canh quy mô nhỏ sẽ có số vốn dao động từ 18 – 22 triệu đồng, quán bánh canh quy mô vừa và lớn thì số tiền đầu tư phải trên 35 triệu đồng
Các mức chi phí này bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: 10 – 12 triệu đồng/ tháng
- Chi phí đầu tư trang thiết bị: 7 – 10 triệu đồng
- Chi phí nguyên liệu: 1-2 triệu/ ngày
- Chi phí thuê nhân viên: 6-7 triệu/ người
- Chi phí khác (phí marketing, phí dự trù,…): 5 – 10 triệu
Kinh nghiệm mở quán bánh canh đắt khách
Bánh canh là mặt hàng kinh doanh vô cùng hot nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công. Dưới đây là một số kinh nghiệm “xương máu” giúp bạn phát triển thương hiệu về mặt lâu dài:
Xác định tệp đối tượng khách hàng tiềm năng
Đầu tiên, bạn cần xác định tệp đối tượng khách hàng tiềm năng mà cửa hàng đang hướng đến. Đối với mô hình kinh doanh bình dân, vỉa hè, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, dân văn phòng. Nếu hướng đến mô hình kinh doanh theo phong cách nhà hàng, không gian đẹp thì bạn cần tập trung vào đối tượng người trung tuổi, các hộ gia đình,…
Lựa chọn địa chỉ mở quán
Mặt bằng kinh doanh là một trong số những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của quán ăn. Bạn nên ưu tiên những vị trí thuộc trung tâm, gần khu vực trường học, bệnh viện, khu văn phòng hoặc khu chung cư. Nếu có mức tài chính hạn hẹp, bạn có thể tham khảo những khu chợ, địa điểm xa trung tâm thành phố.
Nguyên liệu nấu bánh canh tươi ngon
Tiếp theo, bạn cần tìm mối nhập nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên nhập và sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm vì có thể ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Ngày nay, các quán ăn sử dụng thực phẩm bẩn đang bị lên án vô cùng gay gắt trên các trang mạng xã hội, diễn đàn,… Do đó, để kinh doanh lâu dài, tránh gây ảnh hưởng đến uy tín thì bạn hãy đặc biệt chú trọng vào yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đầu tư đầy đủ dụng cụ, thiết bị
Lượng khách ghé quán mỗi ngày sẽ rất đông đúc, đặc biệt là trong khung giờ cao điểm. Do đó, bạn cần đầu tư những thiết bị bếp công nghiệp chuyên dụng để đảm bảo năng suất bán hàng. Một số dụng cụ thiết yếu có thể kể đến như:
- Nồi nấu bánh canh điện
- Nồi hầm xương điện
- Tủ bán bánh canh
- Dụng cụ ăn uống: bát, đũa, thìa, lọ gia vị,…
- Tủ mát, tủ đông công nghiệp
Sáng tạo nhiều công thức nấu ăn mới lạ
Hương vị món ăn là yếu tố cốt lõi quyết định xem khách hàng có quay trở lại quán của bạn vào lần kế tiếp hay không. Bạn cần sáng tạo ra nhiều công thức nấu ăn mới lạ, đồng thời mở rộng menu hàng quán để gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Một số loại bánh canh được ưa chuộng nhất hiện nay: bánh canh ghẹ, bánh canh chả cá, bánh canh cua, bánh canh tôm,…
Hoàn tất thủ tục kinh doanh
Để đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi, người bán hàng cần hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể và đóng thuế theo quy định của Nhà Nước. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, bạn có thể xin thêm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để gia tăng độ uy tín cho cửa hàng.
Chú trọng vào thái độ phục vụ
Hầu hết những khách hàng khi tới quán ăn đều không muốn phải chờ đợi quá lâu. Do đó, bạn cần cải thiện về chất lượng phục vụ và thời gian ra đồ. Nếu quán quá đông khách, hãy tuyển thêm nhân viên phục vụ để đảm bảo năng suất. Thái độ nhân viên cần được training kĩ càng, tạo sự thoải mái và hài lòng nhất cho khách hàng.
Xây dựng chiến lược marketing
Marketing là con đường ngắn nhất giúp kết nối quán ăn của bạn với những đối tượng khách hàng tiềm năng trên thị trường. Bạn có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội có lượt tương tác cao như Facebook, Tikok,… Ngoài ra, thuê KOL/KOC viết bài review quán cũng là một ý kiến không tồi, giúp tạo sự tin cậy với khách hàng
Kết hợp kinh doanh online
Kinh doanh online là mảnh đất màu mỡ mà bạn không thể bỏ qua khi bán bánh canh. Hãy liên kết với những ứng dụng đặt đồ ăn như: Grab, ShopeeFood, Gojek,… Để gia tăng tính cạnh tranh, bạn cần tạo nhiều voucher giảm giá cũng như ưu đãi vận chuyển để thu hút khách hàng.
Kết luận
Mở quán bánh canh là mô hình kinh doanh vô cùng tiềm năng, số vốn đầu tư không quá cao, doanh thu và lợi nhuận mang lại vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng món ăn và dịch vụ, bạn cũng cần trang bị cho cửa hàng đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết để tối ưu hóa quá trình chế biến thực phẩm.
Nồi nấu bánh canh điện là một trong những thiết bị bếp công nghiệp không thể thiếu đối với nhà hàng, cơ sở kinh doanh trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng hiện đại, giúp rút ngắn tối đa thời gian hầm nấu, đem đến thành phẩm nước dùng thơm ngon, ngọt vị.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán bánh canh thành công, đắt khách. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc!