Skip to main content
khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-pc khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-mobile

2 Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc ngon đậm đà cả nhà đều khen

Hà Nội có phở, Huế nổi tiếng với món bún bò thì đến với Sài Gòn chúng ta có món hủ tiếu. Có lẽ hủ tiếu đã quá quen với người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. Hôm nay, chúng ta cùng Nguyên Khôi tìm hiểu cách nấu hủ tiếu Sa Đéc nhé! Để xem món hủ tiếu ở đây có hương vị khác lạ như thế nào so với hủ tiếu Sài Gòn. 

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách nấu ăn ngon, chuẩn vị khác tại thiết bị bếp Nguyên Khôi. Không những vậy, bạn còn có thể biết thêm được nhiều địa điểm ăn uống hấp dẫn, độc, lạ trên khắp cả nước cũng như các sản phẩm, thiết bị chuyên dụng phục vụ kinh doanh như: nồi phở điện, nồi hầm xương,… uy tín, đảm bảo, chất lượng.

Hủ tiếu Sa Đéc – Đặc sản trứ danh Đồng Tháp 

Chắc hẳn bất kì ai khi được thưởng thức món hủ tiếu Sa Đéc đều không khỏi xuýt xoa món hủ tiếu đậm đà với nước súp trong, bánh hủ tiếu trắng ngần thêm thịt, lòng heo, tim gan, thịt bằm…Hòa cùng với các rau gia vị xà lách, chanh ớt…Giúp hương vị món hủ tiếu đậm đà, trọn vị hơn. 

Hủ tíu Sa Đéc - Đặc sản trứ danh Đồng Tháp
Hủ tíu Sa Đéc – Đặc sản trứ danh Đồng Tháp

Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc có nguyên liệu tương tự như cách nấu món hủ tiếu khác. Tuy nhiên, hủ tiếu Sa Đéc làm mê mẩn thực khách bởi sợi bánh phở được làm từ làng nghề truyền thống 100 năm. Sợi hủ tiếu ở đây giòn dai, ngọt mềm, trắng mịn và không bở không chua. Hòa cùng với nước lèo hầm nhiều giờ từ xương ống tạo nên hương vị ngọt diu, trong và không ngấy mỡ. 

Hướng dẫn 2 cách nấu hiểu tiếu Sa Đéc ngon 

Cách nấu hủ tiếu sa đéc không quá cầu kì, tốn công của chị em nội trợ. Nhưng vẫn có những tô hủ tiếu thơm ngon, hấp dẫn. Tùy thuộc vào khẩu vị cũng như nhu cầu dinh dưỡng của mỗi gia đình để chế biến món hủ tiếu Đồng Tháp khác nhau. 

  • Nấu hủ tiếu Sa Đéc chuẩn vị truyền thống

Hủ tiếu Sa Đéc khác biệt với các hủ tiếu thông thường bởi sợi bánh hủ tiếu dai, cọng to, sợi mềm và có màu trắng sữa. Dù bạn có chần quá tay thì bánh hủ tiếu vẫn giòn, ngon không nát, không bở. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh hủ tiếu Sa Đéc: 1 kg  Xương ống heo: 1kg 
Thịt lợn xay: 300g Tôm tươi: 300g
Xá xíu: 300g Gan lợn: 300g
Giá đỗ: 200g Trứng cút: 30 quả
Cần tây, hành lá: 3 cây Chanh: 2 quả 
Lá hẹ: 5g Củ cải trắng: 2 củ 

 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Nguyên liệu làm hủ tiếu Sa Đéc

Dụng cụ làm bếp: chảo, bếp, nồi, bát lớn, thìa… 

Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc chuẩn các bước

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu 

+ Xương heo: Bạn chặt thành khúc dài 3 – 5cm. Sau đó chần với nước sôi trên bếp để loại bỏ mùi hôi, tạp chất. Sau đó rửa sạch với nước và bắc 1 nồi lên bếp mới bỏ xương vào ninh. 

+ Tôm: Bóc sạch vỏ, bỏ chỉ lưng và trụng tôm cho chín tới. Sau đó để ra đĩa cho ráo nước. 

+ Xá xíu: Cắt thành các lát mỏng vừa ăn. 

+ Trứng cút: Luộc chín, bóc sạch vỏ để ra đĩa. 

+ Gan lợn: Rửa sạch sau đó đem luộc. Khi luộc bạn cho thêm 3 lát hành tây để gan lợn thơm không hôi. Luộc vừa chín tới, sau đó vớt ra để nguội và thái thành lát mỏng vừa ăn. 

Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu hủ tiếu Sa Đéc
Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu hủ tiếu Sa Đéc

+ Cần tây: Rửa sạch, cắt thành khúc dài khoảng 2cm. Phần lá thái nhỏ hơn và để ra đĩa. 

+ Hành lá: Bỏ lá úa, rể và rửa sạch. Phần lá thái nhỏ, phần củ trắng thái thành khúc dài 2cm. 

+ Hẹ: Rửa sạch và cắt thành khúc dài 3cm. 

+ Giá: Rửa sạch để chung với hẹ và rau cần. 

Bước 2: Hầm xương làm nước lèo

+ Xương ống sau khi chần, rửa sạch bạn tiến hành bắc bếp để ninh hầm. Thêm 2 củ cải trắng đã làm sạch vỏ, cắt khúc và cho vào nồi xương ninh cùng. Khi ninh bạn nhớ thường xuyên hớt bọt để nước dùng không hôi, được trong. 

+ Ninh nấu xương với mức lửa nhỏ, nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị người ăn. Thời gian ninh từ 2 -3h xong tắt bếp. 

Bước 3: Xào thịt 

+ Phi thơm tỏi trên chảo dầu nóng đến khi tỏi dậy mùi thơm thì cho thịt vào xào cùng.

+ Xào đến khi thịt săn lại thì nêm nếm các gia vị vừa ăn. 

Bước 4: Hoàn thành

+ Trụng bánh hủ tiếu qua nước sôi khoảng 70 độ. Sóc sóc đều giỏ trụng hủ tiếu để ráo hết nước, sau đó bỏ vào bát ô tô. 

+ Sắp xếp các nguyên liệu: Thịt bằm, trứng cút, tôm, gan, xá xíu, lá hẹ, cần tây…lên trên. Chan đều nước lèo khắp tô phở, cách mặt 2cm. 

+ Với cách nấu hủ tiếu khô Sa Đéc thì bạn không cần chan nước lèo hủ tiếu. Mà chỉ cần trụng bánh hủ tiếu, xếp các nguyên liệu lên trên. Khi ăn người dùng tự trộn chung các nguyên liệu. Kèm 1 bát nước lèo riêng bên ngoài. 

Thành phẩm 

Vậy là bạn đã thực hiện xong cách nấu hủ tiếu Sa Đéc rồi. Rất dễ dàng trong việc sơ chế nguyên liệu và chế biến phải không nào? 

Món hủ tiếu chuẩn vị Sa Đéc với màu sắc hài hòa hấp dẫn. Thưởng thức món ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dai dai của bánh hủ tiếu, ngọt của tôm, đậm đà béo ngậy của gan, thịt. Hòa cùng vị nước lèo phở ngọt dịu, thơm ngon. 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Thành phẩm hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon
  • Nấu hủ tiếu chay Sa Đéc  

Cách làm hủ tiếu xào chay cũng tương tự như cách nấu hủ tiếu Sa Đéc tuy nhiên, nguyên liệu sẽ khác đôi chút. Với các nguyên liệu chính từ rau củ quả bạn vẫn có thể làm ra món hủ tiếu chuẩn vị Sa Đéc chinh phục cả những người sành ăn nhất. Công thức được chia sẻ dưới đây! 

Nguyên liệu chuẩn bị 

Lê: 3 quả  Táo: 3 quả
Củ cải trắng: 1 củ  Cà rốt: 2 củ
Nấm đông cô: 50g Nấm trắng: 25g
Nấm bào ngư: 25g Hành boa rô: 3 cây
Đậu hũ, tàu hũ ky: 10g  Hủ tiếu khô: 500g
Rau gia vị ăn kèm: giá, hẹ, xà lách, ngò…  Gia vị: đường phèn, muối, hạt nêm chay…

 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Nấm giúp hương vị món hủ tiếu chay thơm ngon hấp dẫn hơn

Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

+ Lê, táo: Rửa sạch và bổ thành 4 miếng to. Để đảo bảo an toàn thực phẩm bạn nên gọt sạch vỏ. 

+ Cà rốt, củ cải trắng: Gọt vỏ, rửa với nước và cắt thành khúc vừa ăn. Để cho tô hủ tiếu chay đẹp và hấp dẫn hơn bạn có thể tỉa hoa cà rốt thay vì cắt khúc. 

+ Hành boa rô: Rửa sạch, thái mỏng. Phần củ hành trắng phi thơm với mỡ, phần lá bạn cắt khúc.

+ Giá, xà lách, ngò, hẹ: Rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút trước khi ăn. Hẹ cắt thành khúc dài 2 – 3cm, ngò thái nhỏ. 

+ Các loại nấm: nấm trắng, nấm bào ngư bỏ chân, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 15 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước.  

+ Nấm đông cô: Bỏ chân và ngâm với nước lạnh để nấm nở hoàn toàn. Sau đó rửa sạch với nước và cắt thành miếng vừa ăn. 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Sơ chế các loại rau củ quả
Bước 2: Chế biến các nguyên liệu 

+ Đậu hũ và tàu hũ ky cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn và chiên vàng với dầu thực vật. 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Chiên vàng đậu hũ và tàu hũ ky

+ Lấy một chiếc nồi lớn đổ 2/3 lượng nước vào nồi. Sau đó cho lê, tao vào đun với mức lửa vừa. Đến khi táo vào lê chín mềm thì tắt bếp. 

+ Lấy phần nước táo lê ninh nấu cùng với củ cải trắng, cà rốt và các loại nấm đã sơ chế. Thêm lá hành boa rô vào. Đun với mức lửa liu riu. 

+ Đun từ 1 – 2h để các nguyên liệu chín mềm, nêm nêm 1 thìa muối, 1 thìa cafe hạt nêm chay và 1 thìa cafe đường. 

Bước 3: Hoàn thành món hủ tiếu Sa Đéc chay

+ Trụng hủ tiếu với nước sôi khoảng 70 độ C để bánh hủ tiếu mềm, dai và không bị nhũn. Sau đó đổ ra bát. 

+ Xếp lần lượt đậu hũ, tàu hũ ky đã chiên vàng lên trên. Chan đều nước củ quả lên trên. Thêm nấm, cà rốt, củ cải trắng để món hủ tiếu chay thêm hấp dẫn. 

Thành phẩm 

Món hủ tiếu chay Sa Đéc thơm ngon hấp dẫn với màu sắc hết sức bắt mắt. Thưởng thức món hủ tiếu chay bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của củ quả, thoang thoảng hương thơm của táo lê. 

cách nấu hủ tiếu sa đéc, cách nấu hủ tiếu chay sa đéc, cách nấu hủ tiếu khô sa đéc, cách làm nước sốt hủ tiếu sa đéc
Hủ tiếu chay Sa Đéc hấp dẫn

Bí quyết giúp nấu hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon đậm đà 

Với món hủ tiếu Sa Đéc ngoài việc áp dụng cách nấu hủ tiếu Sa Đéc được chia sẻ trên thì bạn cũng cần học cách làm nước sốt hủ tiếu để món ăn được trọn vị hơn. Khi chế biến bạn cũng nên lưu ý một vài điểm sau: 

  • Lựa chọn đúng chuẩn bánh hủ tiếu được làm từ Sa Đéc. Bởi bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi sẽ giòn dai hơn so với hủ tiếu ở địa phương khác. 
  • Khi trụng bánh hủ tiếu bạn chỉ nên trụng qua nước sôi 70 độ. Trụng qua nước sôi già bánh hủ tiếu sẽ bị nát, nhũn và mất độ ngon của bát hủ tíu. 
  • Gan, lòng cũng cần chế biến kĩ với muối để hết mùi hôi cũng như các tạp chất bên trong. 

Với 2 cách nấu hủ tiếu Sa Đéc giúp chị em nội trợ có thể đổi bữa cho các gia đình vào dịp cuối tuần. Chúc bạn thành công.

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn nhanh

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

0 đánh giá cho 2 Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc ngon đậm đà cả nhà đều khen

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá 2 Cách nấu hủ tiếu Sa Đéc ngon đậm đà cả nhà đều khen
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn nhanh
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "cách nấu hủ tiếu sa đéc"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3