Hủ tiếu món ngon đường phố gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người ở Sài Gòn. Bát hủ tiếu không chỉ ngon bởi nước dùng ngọt đậm đà cùng các nguyên liệu khác mà ở đó còn chứa đựng hương vị của thời gian. Cùng với bếp với Nguyên Khôi thực hiện cách nấu hủ tiếu xương để bán bao đắt khách.
Ngoài ra, bạn có thể học thêm được nhiều cách nấu để kinh doanh khác tại trang chủ của thiết bị bếp Nguyên Khôi. Không chỉ vậy, bạn còn có thể biết thêm được nhiều địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp 3 miền cũng như các sản phẩm, thiết bị uy tín, chính hãng để kinh doanh như: nồi phở điện, nồi hầm xương,…
Hủ tiếu xương – Món ăn ngon đậm đà của người Sài Gòn
Hủ tiếu hay hủ tíu là cách gọi dân dã của món nước được chế biến từ gạo, nước dùng ninh nấu từ lòng lợn, thịt lợn băm nhỏ, thịt bò viên, giá đỗ, tương ớt, tương đen…Món ăn quen thuộc của người dân miền Nam đặc biệt là nét ẩm thực độc đáo của người Sài Gòn.
Mỗi một địa danh sẽ có cách nấu hủ tiếu xương để bán khác nhau. Thưởng thức món hủ tiếu bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của nước dùng được hầm từ xương ống nhiều giờ liền. Kết hợp với vị thơm ngon của gan lợn, thịt bằm, tôm, mực, trứng… Bánh phở dai dai cùng vị ớt cay cay tổng hòa nên món hủ tiếu trứ danh.
Cách nấu hủ tiếu xương để bán thơm ngon đậm đà
Không quá cầu kì trong việc ninh nấu làm nước dùng như phở bò, phở gà Hà Nội. Nhưng hủ tiếu Sài Gòn cũng có hương vị không kém gì 2 món phở đặc sản của người dân miền Bắc đâu nhé! Thực hiện ngay cách nấu hủ tiếu thịt bằm xương ngon để bán bao đông khách.
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu hủ tiếu xương
Nguyên liệu chính để làm hủ tiếu như sau:
Xương ống hoặc xương cục: 2kg | Hủ tiếu: 1kg |
Thịt nạc xay nhuyễn: 500gr | Chân giò: 1 cải |
Xương sườn: 1kg | Mực khô 1 nắng: 3 con |
Củ cải trắng: 1 củ | Tôm khô: 200g |
Hành tây: 1 củ | Hành lá: 3 cây |
Củ cải muối: 1 bát nhỏ | Tỏi, hành tím, tóp mỡ |
Gia vị: tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt… | Rau gia vị ăn kèm: giá đỗ, chanh, tương ớt, tỏi ớt ngâm… |
-
Cách nấu hủ tiếu xương để bán chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Xương ống hoặc xương sườn: Rửa sạch, chặt thành miếng dài khoảng 3 – 5 cm. Sau đó luộc sơ, rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất trong xương. Sau đó cho xương vào nồi, đổ ngập 2/3 nồi nước cùng 1 thìa muối. Đặt lên bếp ninh hầm từ 2 – 3h với mức lửa vừa.
- Xương sườn heo và chân giò: Bạn đem rửa sạch, chặt thành các miếng vừa ăn và đem cho vào nồi luộc chín mềm.
- Tôm khô: Ngâm nước khoảng 15 phút để mềm lại. Sau đó cho vào nồi luộc kĩ đến khi tôm mềm ăn dai dai là được. Đem chiên tôm vàng giòn đều các mặt, nêm nếm thêm 1 chút tiêu, mì chính để cho vừa miệng người ăn.
- Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch.
- Hành tây: Làm sạch vỏ và bổ múi cau.
- Củ cải trắng: Làm sạch vỏ, cắt thành khúc dài từ 2 – 3cm.
Bước 2: Nấu nước dùng hủ tiếu
- Đun kĩ các nguyên liệu vừa cho vào nồi. Nêm nêm các gia vị: muối, đường, nước mắm, bột ngọt. Ninh hầm xương với mức lửa vừa để tủy xương tiết hết, nước dùng được ngọt hơn.
- Phi thơm thịt lợn xay với cải bắc thảo, mì chính, tiêu, muối. Đến khi thịt săn trở lại thì tắt bếp.
- Tùy thuộc vào tỉ lệ nước lèo bạn làm để nêm nếm gia vị phù hợp. Với 40l nước lèo bạn cho 500gr mì chính, 25gr hạt nêm, 250g muối, 250 đường phèn.
Bước 3: Chiên giòn tóp mỡ
- Tóp mỡ là nguyên liệu không thể thiếu của món hủ tiếu. Bạn cần thắng tóp mỡ giòn ngon thì quán ăn của bạn bao đông khách.
- Luộc sơ khối mỡ lợn và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Sau đó đem thắng lên trên ngọn lửa lớn để tóp mỡ săn lại.
- Khi tóp mỡ đã săn bạn hạ lửa xuống, chiên với mức lửa liu riu để tóp mỡ vàng đều các mặt. Sau đó cho tỏi vào chiên cùng. Thêm 1 thìa cafe muối cho tóp mỡ cứng, giòn và đậm vị hơn.
Bước 4: Trụng bánh hủ tiếu và hoàn thành món ăn
- Đặt mồi nồi nước sôi, đun sôi khoảng 70 độ C để trụng bánh hủ tiếu. Nên trụng theo từng tô để bánh hủ tiếu ngon, không bị nát. Sau đó đổ ra bát.
- Lấy 1 nồi khác múc lượng nước vừa đủ để làm 1 bát hủ tiếu, thêm muối, tiêu, đường cho gia vị đậm hơn một chút. Sao cho khi hòa chung vào các nguyên liệu khác thành món ngon vừa phải, không bị nhạt. Sau đó đun sôi.
- Thêm lần lượt các nguyên liệu lên bánh hủ tiếu đã trụng gồm: hành phi, tóp mỡ, thịt bằm, tôm, sườn, lòng heo, trứng cút…Tùy vào khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình.
- Đổ nước lèo đã đun sôi vào bát, lượng nước cách mặt nguyên liệu khoảng 1cm. Thêm 1 chút hành lá, giá hẹ và tiêu lên trên…
Nếu đã ăn quá nhiều hủ tiếu nước thì bạn có thể thử đổi khẩu vị sang 1 món hủ tiếu khác như hủ tiếu xào chẳng hạn. Vậy, bạn đã biết cách làm hủ tiếu xào chưa? Cùng tìm hiểu về: Cách làm hủ tiếu xào chay người Hoa siêu ngon, đơn giản, chuẩn vị
Bí quyết nấu hủ tiếu xương thơm ngon ngọt nước
Cách nấu hủ tiếu xương để bán không quá khó. Hủ tiếu chế biến không quá cầu kì nhưng vị ngon của nó là sự kết hợp của khá nhiều thành phần khác nhau. Khi chế biến hủ tiếu xương để bán bạn cần chú ý một số điểm sau để nước dùng ngọt ngon, ghi điểm với khách hàng.
- Sơ chế xương lợn kĩ bằng cách chần qua nước sôi để loại bỏ hết tạp chất và mùi hôi.
- Khi ninh bạn nên ninh hầm với mức nhiệt vừa phải để xương được chín nhừ, ngọt nước.
- Nhớ thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong, không đục và không hôi.
Trên đây là cách nấu hủ tiếu xương để bán giúp bạn có thể dễ dàng làm được những bát hủ tiếu ngon phục vụ khách hàng. Chúc bạn luôn đông khách.