Skip to main content
khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-pc khuyen-mai-mua-hang-tai-kho-nguyen-khoi-mobile

Cách gói bánh chưng ngày Tết thơm ngon, đúng chuẩn vị truyền thống

Bánh chưng không chỉ là một món ăn đơn thuần mà đây còn là phong tục, nét đẹp văn hóa lâu đời của Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại nao nức quây quần gói bánh chưng. Tuy nhiên thực tết không phải ai cũng biết cách gói chuẩn, gói đúng. Hôm nay, Nguyên Khôi sẽ hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết truyền thống ngon nhất, mời bạn tham khảo!

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết ở Việt Nam

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những loại bánh truyền thống cho năm mới với những ý nghĩa đặc biệt. Và Việt Nam cũng vậy, chúng ta có món bánh cổ truyền – Bánh chưng.

Và không phải tự nhiên mà loại bánh này trở thành món ăn truyền thống vào mỗi dịp Tết. Phía sau chiếc bánh là cả một câu chuyện rất ý nghĩa từ thời xa xưa. Đặc biệt, bánh chưng dạng hình vuông với ý nghĩa là bầu trời, đây là món quà của hoàng tử Lang Liêu dâng tặng vua cha nhân dịp sinh nhật với tất cả tấm lòng hiếu thuận. Chính vì thế, việc nấu bánh chưng ngày Tết để cúng tổ tiên cũng sẽ góp phần thể hiện lòng thành, sự hiếu thuận đối với ông bà tổ tiên.

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết Việt Nam, bánh chưng
Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết Việt Nam

Cứ mỗi dịp Tết đến thì nhà nhà đều tất bật chuẩn bị nguyên liệu, cùng nhau sum vầy để gói bánh. Ngồi bên nhau kể nhau nghe những câu chuyện vui buồn của năm qua khi ngồi canh bánh chín. Và với những khoảnh khắc như vậy thì bánh chưng lại mang thêm nhiều ý nghĩa. 

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết truyền thống thơm ngon nhất

Nguyên liệu và vật dụng quan trọng để gói bánh chưng

Bánh chưng ngày Tết dù mang nhiều ý nghĩa nhưng cách làm lại không hề phức tạp. Tất cả nguyên liệu và dụng cụ bạn cần chuẩn bị để thực hiện như sau.

Những nguyên liệu nhất định không thể thiếu

Nguyên liệu Số lượng
Lá dong 25 lá
Gạo nếp loại ngon 650gr
Đậu xanh bỏ vỏ 400gr
Thịt ba chỉ lợn 400gr
Gia vị  
Nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết, nguyên liệu làm bánh chưng
Nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

***Lưu ý:

  • Khi chọn thịt ba chỉ lợn, phải chọn thịt mềm, có cả da, thịt và lớp mỡ mỏng. Như vậy để bánh không bị bóng dầu và quá mềm.
  • Nhưng nếu là người không thích ăn mỡ thì có thể chọn thịt  phần vai để gói bánh chưng ngày Tết. Nhưng dù chọn loại thịt nào thì cũng đừng chọn loại quá nạc vì như thế bánh sau khi luộc sẽ cứng và không ngon đâu đấy.

Dụng cụ gói bánh chưng

  • 1 bó lạt tre tước mỏng, mềm.
  • Khuôn tre để gói bánh chưng đẹp.
  • 1 cái nồi lớn chứa đủ bánh để luộc.
  • Bếp than hoặc củi.
Dụng cụ gói bánh

Chi tiết cách gói bánh chưng ngày Tết đơn giản, ai cũng làm được

Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu gói bánh chưng

  • Lá dong

Bạn chọn những lá đẹp và to, rửa sạch và dùng khăn vải lau cho thật khô. Nếu lá dong được rửa càng kỹ thì bánh cũng sẽ bảo quản được càng lâu và tránh được bị mốc.

Với sống lá dong khá to và cứng nên sẽ cần dùng dao nhỏ, sắc bén để lấy bớt phần sống lá. Chú ý thực hiện lấy sống lá trước khi rửa sạch lá dong nhé. Việc lấy bỏ phần sống lá giúp khi gói bánh chưng sẽ dễ dàng hơn.

Loại bỏ sống lá dong
  • Gạo nếp

Bạn vo sạch gạo nếp và sau đó ngâm với một nửa thìa nhỏ muối trong 12 giờ. Sau khi ngâm, bạn vớt gạo ra và để ráo. Nếu không ngâm với muối thì bạn có thể rắc muối vào nếp đã để ráo sau khi ngâm cũng được.

Ngâm gạo nếp
  • Đậu xanh không vỏ

Cách sơ chế đậu xanh cũng khá đơn giản. Bạn mang chúng ngâm trong nước ấm. Vì ngâm với nước ấm nên chỉ cần ngâm trong khoảng 2 – 3 tiếng là được. Sau đó, bạn lấy đậu đổ ra một chiếc rổ để cho ráo nước. Đậu xanh ngâm sau khi ngâm làm nhân sẽ nở đều và mềm. 

Ngâm đậu xanh bỏ vỏ

Gạo nếp và đậu xanh sau khi đã sơ chế xong thì nên chia sẵn thành thành 5 phần để thuận tiện khi gói bánh nhé.

  • Thịt heo

Bạn cắt thành từng miếng dày khoảng 3cm rồi rửa sạch với nước và để ráo. Sau đó, tiến hành ướp thịt với một ít hành tím, muối, tiêu và hạt nêm trong 2 giờ để thịt thấm gia vị.

  • Lạt tre

Bạn ngâm lạt tre trong nước chừng 8 tiếng để sợi lạt mềm và dễ buộc hơn khi gói bánh. Chú ý, đảm bảo lạt tre có chiều ngang chỉ khoảng 0.5 cm nhé.

Ngâm lạt tre cho mềm gói bánh

Bước 2: Gói bánh chưng ngày Tết vừa đẹp vừa ngon

Dùng khuôn gói bánh chưng đã chuẩn bị ở trên. Bắt đầu xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường gấp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho cả 4 miếng lá. Sau đó, đặt 4 lá vào khuôn rồi đổ nếp lên.

Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để hơi lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp đó, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đều nhau.

Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng lạt tre buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong khi nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.

Gói bánh chưng ngày Tết, cách gói bánh chưng
Gói bánh chưng ngày Tết

Bước 3: Luộc chín bánh chưng ăn Tết

Bạn đặt bánh chưng vào theo chiều đứng vào một cái nồi kích thước vừa đủ và cho nước ngập bánh. Tiến hành luộc bánh chưng liên tục 8 tiếng. Trong quá trình đó, bạn phải canh lửa và canh nước để khi nước sắp cạn thì thêm vào. Hãy đảm bảo bánh luôn ngập nước thì mới chín đều và khi ăn không bị cứng.

Xếp bánh để luộc, xếp bánh chưng
Xếp bánh để luộc

Luộc bánh chưng ngày Tết thì bạn nên luộc bằng than hoặc củi để lửa mức nhỏ. Từ đó, bánh chín từ từ thì sẽ ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra, vì là bánh được gói từ nguyên liệu chính là nếp, nấu trong nhiều giờ liền. Nên khi bánh chín, bạn phải rửa lại bánh với nước cho sạch phần nhựa tiết ra từ nếp phía vỏ ngoài. Đây cũng là tips để bánh bảo quản được lâu hơn.

Bước 4: Thưởng thức món bánh cổ truyền

Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn để bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến thì chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng quay nóng là dùng được nhé!

Thưởng thức bánh chưng thơm ngon, cắt bánh chưng thưởng thức
Thưởng thức bánh chưng thơm ngon

Bật mí bí quyết nấu bánh chưng ngon 

  • Sau khi bánh đã gói xong và mang đi nấu, bạn nên xếp một lớp lá dong phía dưới đáy nồi. Điều này sẽ giúp bánh chưng không bị dính và không bị cháy.
Xếp lá dong lót nồi luộc bánh
  • Khi xếp bánh vào nồi bạn xếp chồng lên nhau nhằm cố định bánh để khi nấu tránh được nước sôi làm bánh giao động và bị vỡ, không còn nguyên vẹn.
  • Điều chỉnh lửa vừa phải, liu riu trong suốt quá trình nấu giúp thành phẩm ngon hơn, chính đều hơn. Thay nước lạnh khi nấu bánh được nửa thời gian sẽ giữ được màu xanh tự nhiên của lá, nhìn bắt mắt và ngon hơn.
  • Sau khi nồi bánh chưng đã sôi, bạn giảm nhiệt độ chỉ để lửa liu riu trong suốt quá trình luộc bánh chưng.

Cách bảo quản bánh chưng để được lâu mà không bị hỏng

Vì bánh chưng làm từ gạo nếp nên sẽ rất dễ bị hư, ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay mẹo bảo quản bánh chưng tại đây!

  • Treo bánh ở nơi thoáng mát chúng được khô ráo hoàn toàn.
  • Ép bánh sau khi luộc bằng vật nặng để bánh mịn và chặt hơn.
Ép bánh để bảo quản được lâu hơn, cách bảo quản bánh chưng
Ép bánh để bảo quản được lâu hơn

Với 2 cách trên thì bạn có thể bảo quản bánh chưng được từ 7 đến 10 ngày trong điều kiện bên ngoài đấy. Bánh chưng ngày Tết để ở điều kiện bình thường sẽ ngon hơn nhiều so với để vào tủ lạnh. Nhưng nếu thực sự gói quá nhiều và không ăn hết thì bạn cũng nên để bánh chưng vào tủ lạnh.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết cách gói bánh chưng ngày Tết. Nguyên Khôi chúc bạn thực hiện thành công và có một cái Tết trọn vẹn, đủ đầy nhất.

Có thể bạn quan tâm
Đăng ký tư vấn nhanh

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

0 đánh giá cho Cách gói bánh chưng ngày Tết thơm ngon, đúng chuẩn vị truyền thống

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Cách gói bánh chưng ngày Tết thơm ngon, đúng chuẩn vị truyền thống
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn nhanh
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "Gói bánh chưng ngày tết"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3