Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm mở quán bún ốc để bắt đầu hoặc cải thiện công việc kinh doanh thuận lợi, phát triển hơn. Dưới đây là 8 kinh nghiệm được đúc kết mà bất cứ chủ quán ăn nào cũng cần khi mở quán quán bún ốc.
Chuẩn bị vốn đầy đủ
Để mở quán bún ốc thì kinh nghiệm đầu tiên phải có nguồn vốn rót ổn định, bởi đây chính là nguồn máu để xây dựng và nuôi dưỡng mọi hoạt động kinh doanh. Bao gồm
Chi phí thuê mặt bằng
Thông thường đối với quán bún ốc bình dân có diện tích khoảng 30 – 50m2, giá thuê trung bình từ 5 – 7 triệu đồng (tùy vào vị trí, khu vực thuê mức giá có thể đắt hoặc rẻ hơn 1 vài triệu đồng).
Khi thuê quán, chủ nhà sẽ yêu cầu người thuê đặt cọc 1 tháng và đóng tiền trước 6 tháng 1 lần. Như vậy, mức giá thuê nhà phải trả trước sẽ rơi vào gần 40 triệu đồng.
Chi phí mua trang thiết bị trang trí
Trang thiết bị cần sắm sửa khi mở quán bún ốc gồm có
- Bàn ghế 7 – 10 bộ giá khoảng 10 triệu đồng
- Đồ bếp nấu: bếp gas, bếp than, nồi nấu bún, xoong, chảo, tô chén, khăn lau, đũa muỗng rơi khoảng 15 triệu đồng
- Tủ bảo quản thực phẩm để làm mát và cấp đông cần 12 triệu đồng.
- Thiết bị làm mát, chiếu sáng như đèn, quạt, máy lạnh cũng hơn 10 triệu đồng.
Hiện nay, hầu hết các quán ăn đều dùng nồi nấu nước lèo điện khi mở quán. Thiết bị này nấu sạch, nhanh, tự động hơn so với nồi nhôm trước đây. Để tham khảo mẫu hoặc đặt mua hàng giá rẻ bạn có thể liên hệ Nguyên Khôi qua hotline: 079.222.1234.
Chi phí mua nguyên liệu
Nguyên liệu là các thực phẩm, gia vị bạn cần dùng để nấu bún ốc hàng ngày. Chính vị vậy, bạn cần tính toán phù hợp với số lượng khách ra vào quán để có thể đủ đáp ứng lượng phục vụ. Bạn có thể mua nhiều trữ đông, nhưng để đảm bảo độ tươi ngon nhất là ốc, bún thì nên lấy mỗi ngày để đảm bảo tươi ngon. Chi phí dao động từ 3 – 5 triệu đồng
Chi phí thuê nhân sự
Nhân sự là bộ máy hoạt động của quán, bao gồm các vị trí đầu bếp, chạy bàn, tạp vụ, bảo vệ, thu ngân…Tùy vào quy mô của từng quán mà bạn sẽ sắp xếp số lượng từng vị trí cho phù hợp.
Thường với các quán bún, vị trí nhân sự đông nhất là chạy bàn, từ 2 – 3 người. Chi phí thuê phục vụ chạy bàn khoảng 6 triệu đồng.
Các vị trí khác như đầu bếp thường là chủ quán, thu ngân và bảo vệ thường là người thân thiết (gia đình chủ quán).
Khảo sát thị trường
Muốn việc kinh doanh quán bún thuận lợi thì việc khảo sát thị trường và đối thủ kinh doanh là điều rất cần thiết. Việc hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn xác định đúng trọng tâm đối tượng khách hàng là những ai, biết được sở thích, nhu cầu…để từ đó phát huy đúng điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu còn đang tồn đọng.
Bán bún ốc mang lại lợi nhuận cao, chi phí đầu tư cũng không đắt đỏ so với quán bún hải sản, bún thịt nướng, phở gà…nên hiển nhiên sẽ có nhiều người cùng chung ý tưởng khởi nghiệp.
Chính vì vậy việc phân tích kỹ lưỡng, cặn kẽ từng đối thủ trong bán kính cần mở sẽ giúp bạn “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, tìm ra được lối đi riêng, bản sắc riêng.
Lựa chọn mặt bằng lý tưởng
Một mặt bằng lý tưởng tại một vị trí đắc địa giúp bạn đến vạch đích thành công nhanh hơn. Vậy nên hãy tìm và sở hữu cho mình một mặt bằng ở ngay được quốc lộ, gần trường học, khu tập thể, công ty, chợ dân sinh…để luôn có lượng khách ổn định.
Ở những vị trí quán nằm sâu trong ngõ, con đường vắng vẻ, ít người qua lại đồng nghĩa lượng khách cũng sẽ ít hơn thấy rõ.
Ngoài ra, lựa chọn mặt bằng cũng cần phải tính toán phù hợp với số vốn đầu tư. Bởi các địa điểm vàng thường giá rất chát nên tối ưu khâu chi phí thuê mặt bằng là điều quan trọng.
Nếu tìm được một mặt bằng “NGON” bạn có thể thương lượng lại giá thuê với chủ nhà để được mức giá thuê phù hợp với tài chính hiện tại.
Chuẩn bị công thức nấu độc quyền
Một bát bún ốc ngon là yếu tố cốt lõi để giữ chân khách hàng, giúp kinh doanh phát triển lâu dài. Chính vì vậy, ngay từ khi xác định mở quán bún ốc bạn hãy tìm hiểu và học tập một công thức nấu chuẩn chỉnh.
Ngày nay, để học được công thức nấu bún ốc rất đơn giản, có thể xem miễn phí trên mạng, mất phí qua sách dạy nấu ăn…Tuy nhiên, cách này sẽ không thể tạo được dấu ấn riêng.
Vậy nên hãy sáng tạo ra một công thức bí quyết nấu bún ốc độc quyền để tạo bản sắc riêng khác biệt so với hương vị quán khác. Bạn có thể tham gia khóa đào tạo dạy nấu bún ốc rồi tham khảo ý kiến khách hàng để điều chỉnh lại cho phù hợp. Muốn làm được điều này, người đứng bếp (đầu beeos) cần phải nhạy bén trong cảm vị.
Hoàn thiện thủ tục pháp lý
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi về pháp lý khi có các vấn đề xảy ra cũng như tuân thủ đúng quy định luật phát Việt Nam hiện hành.
Vậy nên hãy nhanh chóng hoàn thiện mọi thu pháp lý có liên quan từ:
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhân ATVSTP
- Giấy phòng cháy, chữa cháy…
Đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang
Cơ sở vật chất đóng vai trò không nhỏ trong việc hoạt động và thu hút khách hàng. Bởi một quán có đầy đủ cơ sở vật chất tốt như máy lanh, wifi, không gian thoáng đãng sẽ gây thiện cảm tốt hơn.
Chính vị vậy, hãy chú xây dựng không gian chế biến và khu vực ăn uống riêng nhưng có sự kết nối để không tạo cảm giác khó chịu ngột ngạt. Ngoài ra, cần lắp cửa kính có thêm 1 -2 chiếc điều hòa kết hợp với quạt tường để khách ngồi thưởng thức dễ chịu.
Lên chiến dịch quảng cáo cho quán
Lên chiến dịch quảng cáo cho quán bún ốc là một phương thức giúp bạn có thể tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng, góp phần nâng tầm danh tiếng, độ nhân diện của quán ăn.
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể PR, bao gồm online và offline hoặc có thể kết hợp cả hai thông qua in tờ rơi, facebook, zalo, tiktok, báo chí, youtube…bạn hãy lựa chọn một kênh quảng cao phù hợp với quy mô, vốn và năng lực cảu bạn để phát huy được hết tối đa chi phí, công sức mà mình bỏ ra.
Ngoài ra, nếu bạn mở quán bún ốc trong thành phố lớn thì bán hàng online quá fanpage hoặc kênh đặt đồ ăn trực tiếp như GoViet, GrapFood, NowFood…sẽ rất lợi thế.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đầu tư vào việc trang trí bộ mặt của quán bún ốc thật đẹp mắt. Có thể sử dụng bảng hiệu kèm logo chữ nổi và đèn led để thu hút người đi đường.
Tuyển dụng đội ngũ nhân viên thật thà, nhanh nhẹn
Kinh doanh quán bún ốc có rất nhiều đầu việc không tên như dọn dẹp, đi chợ, chế biến, phục vụ…để đảm nhiệm các việc này thì một người là không thể.
Nếu gia đình bạn đông thành viên có thể tham gia hỗ trợ sẽ rất tốt. Trường hợp không có thì bắt buộc phải tính đến phương án thuê ngoài.
Việc tìm nhân viên phải thân trọng từ khâu đăng bài tuyển dụng. Ưu tiên những người thật thà, nhanh nhẹn, chịu khó, vui vẻ hòa đồng để có thái độ làm việc tốt nhất.
Đồng thời, chính bạn (chủ quán) cũng phải đưa ra cơ chế lương và thưởng hợp lý để nhân viên có thể gắn bó lâu dàu.
Trên đây là 8 kinh nghiệm mở quán bún ốc mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích.