Bánh chưng xanh thì đã quá quen thuộc nhưng bánh chưng đen hẳn vẫn còn xa lạ với nhiều người ở đồng bằng. Hôm nay, hãy cùng Nguyên Khôi tìm hiểu bánh chưng đen là đặc sẳn ở đâu và cách làm bánh chưng đen trong bài viết này nhé.
Bánh chưng đen là đặc sản ở đâu?
Trước khi tìm hiểu về cách làm bánh chưng đen, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin nguồn gốc để xem bánh chưng đen là đặc sản ở đâu.
Bánh chưng đen (hay còn gọi là hạ hỏa) là đặc sản của đồng bào dân tộc vùng núi phí bắc chính xác là người Tày ở Lạng Sơn.
Điểm đặc biệt của chiếc bánh này là bánh có màu đen, bởi được làm từ tro nếp rơm. Tạo nên hương vị rất đặc trưng, từng miếng bánh có vị ngọt thanh mát, ngon hơn những loại truyền thống, ăn không bị nóng cổ, nóng bụng.
Bên cạnh đó, hình dạng bên ngoài của bánh cũng rất mới mẻ, với tạo dáng trụ dài hoặc lưng gù. Ẩn dụ cho sự chăm chỉ, chịu khó, cần cù làm việc của người phụ nữ Tày.
Chính những sự khác biệt ấy, bánh chưng đen đã để lại ấn tượng khó quên cho bất cứ thực khách nào từng thưởng thức qua.
Nguyên liệu làm bánh chưng đen
Để làm bánh chưng đen, bạn cần những nguyên liệu bao gồm: tro nếp, gạp nếp cái, thịt ba chỉ, đậu xanh bóc vỏ, thảo quả khô, lá dong, dây lạt. Việc chọn nguyên liệu được đặc biệt chú trọng, không thể thực hiện qua loa.
Tro của cọng rơm nếp: Đầu tiên, tro được sử dụng phải là loại tro đốt từ những cọng rơm nếp cái hoa vàng, vàng ươm được chọn ra từ mùa gặt chín tháng 10. Sau khi thu hoạch lúa, người dân sẽ đốt thành tro than rồi vò thật kỹ để lấy phần mịn nhất đen trộn với nếp. Ở một số khu vực khác, người dân còn lấy thân cây trúc rồi đem đốt lấy than đen giã mịn để tạo thành tro.
Nếp cái hoa vàng: Để bánh có độ dẻo, độ thơm tự nhiên buộc phải dùng loại nếp cái hòa vàng. Chọn những hạt to chắc, mẩy và còn nguyên hạt.
Thịt lợn thường dùng loại lợn đen, phần thịt ba chỉ ngon nhất vừa có nạc và mỡ để gói bánh.
Thảo quả: Được hái rồi phơi khô, giã thật mịn để tạo mùi hương thơm cho bánh.
Đậu xanh: Thường dùng loại đậu đã cà vỏ xạch, hạt đều, vàng ươm.
Lá dong: chọn lá dong rừng bánh tẻ, to đều lá đẹp bằng nhau, không rách
Dây lạt: phải được chẻ bằng nứa, lạt mềm, để không bị đứt.
Cách làm bánh chưng đen Lạng Sơn
Cách làm bánh chưng đen là một quy trình làm rất phức tạo, bất kỳ sai sốt nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Chi tiết hướng dẫn cách làm bánh chưng đen như sau.
Bước 1: Vo gạo sạch
Gạo nếp cái hoa vàng mua về bạn vo sạch với nước để loại bỏ bụi, hạt sạn còn xót lại rồi vớt ra để cho ráo nước.
Bước 2: Giã tro mịn
Tro rơm nếp bạn cho vào chày rồi giã nhuyễn cho nhỏ mịn như hạt cát rồi sàng lọc để lấy phần mịn nhất của than tro.
Bước 3: Trộn nếp với than tro
Đem gạo nếp đã vo sạch với than tro trộn vào với nhau, đảo trộn thật đều tay để nếp lên màu chuẩn nhất. Để kiểm tra xem tro đã dính chặt với nếp chưa có thể dùng đầu ngón tay miết vào từng hạt, nếu thấy tro và nếp đã quyện chặt tạo thành màu đen thì đạt yêu cầu.
Kế đến, bạn đem phơi khô nếp trộn tro khoảng 15 phút rồi lại sàng lọc thêm lần nữa để loại hết sạn ra ngoài.
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu khác
Thịt lợn bóp qua với muối để khử mùi rồi rửa lại với nước sạch 2 – 3 lần rồi thái thành từng miếng dày 1cm và đem tẩm ướp với hạt tiêu, nước mắm.
Đậu xanh ngâm 30 phút rồi đem nấu chín và giã cho thật nhuyễn rồi bỏ thêm một chút muối và tiêu.
Thảo quả khô bạn đem nướng đến khi thấy mùi thơm thì cũng cho vào giã thật mịn rồi đem trộn chung với thịt lợn vừa ướp bên trên.
Lá dong rửa sạch 2 mặt lá rồi lau khô bề mặt, dây lạt đem phơi khô.
Bước 5: Gói bánh chưng đen
Bánh chưng đen Lạng Sơn thường được gói bằng tay, cách gói gần giống với bánh tét Miền Nam. Chiếc bánh chưng đen có độ dài 30cm, đường kính 6cm, gói chặt bằng sợi lạt. Cách gói như sau:
Đặt 2 đến 3 chiếc lá dong ở phía dưới sàn nhà rồi rải 1 bát gạo nếp đen lên và cho lần lượt đỗ xanh, thịt lợn rồi gói lại và dùng dây lạt buộc thật chặt để cố định bánh.
Bước 6: Luộc bánh
Trước khi luộc bánh, người Tày thường ngâm bánh trong nước lạnh 10 phút rồi mới xếp bánh vào nồi, đổ nước ngập bánh.
Để bánh đạt độ ngon, chín rền, mềm dẻo phải luộc trong khoảng 8 – 10 tiếng bằng bếp củi rồi vớt bánh ra để khô.
Đun nấu bằng bếp củi theo cách truyền thống mất khá nhiều thời gian, mặt khác còn nóng bức. Giải pháp hiện đại ngày nay là sử dụng các thiết bị điện thông minh.
Nồi luộc bánh chưng bằng điện điện giúp luộc bánh số lượng lớn. Thời gian luộc nhanh chóng chỉ 5 tiếng, mỗi lần có thể hàng trăm tới nghìn chiếc.
Bước 7: Thành phẩm
Bánh chưng đen luộc chín để ráo nước, khi lột lớp lá dong ra nhân bánh có màu đen bóng rất đẹp mắt. Khi thưởng thức bánh, bạn sẽ thấy nếp rất dẻo, nhân béo bùi, thơm mùi thảo quả và tiêu xay, đặc biệt có vị ngọt thanh, kích thích vị và khứu giác vô cùng.
Bánh chưng đen Lạng Sơn là nét đặc trưng của người Tày, hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể tự tay làm bánh chưng đen tại nhà để thưởng thức nếu chưa có dịp đến xứ Lạng.