Bánh chưng gù Hà Giang được yêu thích không chỉ bởi bánh dẹo quyện nhân đậm đà mà còn bởi hình dáng, cách gói bánh độc đáo, khác lạ với bánh chưng vuông truyền thống. Hôm nay, Nguyên Khôi sẽ giới thiệu tới bạn cách làm bánh chưng gù Hà Giang cực ngon, cực đẹp tại nhà, hãy theo dõi nhé.
Bánh chưng gù Hà Giang món bánh đặc sản vùng núi cao.
Hà Giang không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch đẹp với sông nho Quế, hoa tam giác mạch, cổng trời Quản Bạ, Mã Pí Lèng mà còn được biết đến với nhiều món ăn đặc sản ngon như bánh cuốn trứng, lẩu gà đen, xôi ngũ sắc, đặc biệt là bánh chưng gù – món ăn nổi tiếng được rất nhiều biết đến.
Bánh chưng gù là bánh truyền thống của người Hà Giang, có nguồn gốc từ người Dao Đỏ ở Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai.
Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng gì có kích thước khá nhỏ, hình dáng như chiếc lu rất đầy đặn. Điểm đặc biệt ở chiếc bánh là phân lá chỉ có 1 lớp gói DUY NHẤT.
Nhân bánh bao gồm: gạo nếp nương, đậu xanh và thịt ba chỉ
- Gạo nếp nương: Gạo rất dẻo, được ngâm với lá riềng để có màu xanh đẹp.
- Đậu xanh: Tuyển chọn những hạt đậu mẩy, to tròn vàng óng ngon nhất.
- Thịt ba chỉ: Được lấy từ thịt lợn đen, miếng thịt ba chỉ thơm, nêm nếm gia vị đậm đà.
Để thưởng thức món bánh đặc sản Hà Giang này, cứ đến dằm, mùng 1 nhiều người ở Hà Nội, các tỉnh miền bắc lại order trước 3 – 4 ngày để đặt mua bánh chưng gù thắp hương, kính biếu.
Nguyên liệu cần làm
Để làm đúng được hương vị và cách gói bánh của người Dao Đỏ Hà Giang, bạn cần phải chuẩn bị và làm theo đúng các bước hướng dẫn sau
- 1kg gạo nếp nương
- 800gr thịt ba chỉ heo đen
- 700gr đậu xanh đã cà vỏ
- 2 lá riềng
- Lá dong, dây lạt
- Gia vị: muối, tiêu.
Việc lựa chọn nguyên liệu được đặc biệt chú trọng. Bởi chỉ khi chọn được những nguyên liệu hảo hạng nhất, bạn mới làm ra được cái hồn, cái vị nguyên bản, đúng chuẩn Hà Giang.
Gạo nếp nương: Đầu tiên, gạo được sử dụng phải đúng là loại gạo nếp nương, hạt chắc mẩy, được trồng ở vùng núi cao. Gạo mới có màu trắng trong, phơi đủ nắng.
Thịt ba chỉ: Thịt heo gọi bánh phải chọn phần thịt ba chỉ của lợn đen, được nuôi tự nhiên ăn bằng cám gạo, bèo, chuối, rau…Thịt chắc và thơm, có tỷ lệ nạc mỡ bằng nhau, màu đỏ tươi.
Đậu xanh: Hạt đậu xanh sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô, cà vò, có mày vàng tươi, sáng bóng.
Lá riềng: Có ưu điểm về độ bền màu và màu xanh rất đẹp mắt nên được dùng để tạo màu thực phẩm.
Lá dong thì chọn những lá do, nguyên vẹn, không bị rách, thủng, có màu xanh đậm.
Ngoài ra, bạn cần đến các dụng cụ như nồi luộc bánh chưng. Tùy vào số lượng mà bạn có thể dùng loại nồi nhôm hoặc nồi inox điện.
Cách làm bánh chưng gù Hà Giang
Làm bánh chưng gù là một quy trình rất phức tạp, bất cứ sai xót nhỏ nào khi gói cũng ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Chi tiết hướng dẫn cách làm bánh chưng gù vùng cao như sau:
Bước 1: Ngâm nếp, đậu xanh
Nếp và đậu xanh khi mua về bạn nên vo nhẹ nhàng với nước sạch 3 – 4 lần.
Sau khi vo sạch thì bạn cho nếp nương và đậu xanh vào 2 âu riêng rồi đổ nước vào ngâm trong khoảng 4 – 6 tiếng.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Lá riềng rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào chày để giã hoặc có thể dùng máy xay. Thường thì trên các bản Hà Giang, người dân sẽ dùng chày để giã nhỏ sau đó một chút nước vào. Dùng vải xoăn mềm hoặc rây để lọc lấy nước cốt lá riềng.
Thịt ba chỉ mua về cho 1 ít muối vào bóp rồi cho nước vào rửa sạch và để cho ráo nước. Kế tiếp, cắt miếng thịt thành các miếng vừa ăn có độ dày 1cm rồi ướp với nửa thìa tiêu, nửa thìa muối.
Với lá dong thì bạn rửa sạch 2 mặt lá rồi lấy khăn khô lau sạch, cắt bớt phần sống lá cứng. Còn dây lạt thì ngâm qua với nước 15 phút cho mềm để dễ gói.
Bước 3: Trộn màu nếp
Vớt nếp đã ngâm ra một tô khác rồi cho phần nước cốt lá riêng vào trộn đều. Sau khi trộn nếp với lá riêng bạn để yên trong 8 – 10 phút để cho nếp nương thấm màu xanh đẹp.
Bước 4: Ướp đậu xanh
Đâu xanh sau khi vớt ra thì cũng cho ra tô rồi thêm nửa muỗng muối vào trộn đều để ướp trong 10 phút.
Bước 5: Gói bánh chưng gù
Lật phần sau sau 2 chiếc lá dong rồi xếp tráo đầu đuôi chồng lên nhau. Kế tiếp bạn cho 1 muỗng canh nếp vào giữa phần lá rồi đến 1/2 muỗng đậu xanh và 1 miếng thịt ba chỉ. Cuối cùng là phủ thêm 1 muỗng canh nếp nữa.
Sau khi cho đầy đủ nhân vào lá dong, bạn túm hai mép lá lại rồi xếp chặt tay. Kế đến, bạn túm phần đầu lá dong vuốt dẹp và gập chặt cho vừa khít với nhân bánh ở trong. Cuối cùng bạn dứng bánh lên vỗ đều để nhân được nén chặt xuống rồi làm tương tự với đầu còn lại.
Sau cùng bạn dùng dây lạt quấn quanh phần thân bánh rồi xoắn chặt dây lạt lại để cố định chặt chiếc bánh.
Bước 6: Luộc bánh chưng
Bánh sau khi gói xong cho hết vào nồi nấu bánh chưng rồi đổ nước ngập bánh. Luộc bánh chưng gù trong khoảng 3 đến 4 tiếng là bánh chín.
Thành phẩm sau khi luộc chín
Bánh chưng gù nhỏ xinh luộc chín là hơi xanh nâu thẫm, chưa bóc mà đã ngửi thấy mùi thơm. Khi bóc lá bánh ra, bạn thấy phần nhân nếp dẻo mềm quyện cùng nhân bánh béo ngậy, đậm đà, bùi thơm của đậu xanh và thịt ba chỉ. Nhìn thôi đã thèm ăn ngay rồi.
Vậy là Nguyên Khôi đã hướng dẫn bạn xong cách làm bánh chưng gù Hà Giang, hy vọng với thông tin chia sẻ trên bạn sẽ áp dụng thành công.