Việt Nam đất nước có nền ẩm thực phong phú và đa dạng trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nếu như Hà Nội nổi danh với món Phở, đến Huế bạn sẽ được thưởng thức món bún bò đặc biệt, còn tới Sài Gòn bạn sẽ không thể nào quên món hủ tiếu thơm ngon. Các món ăn này đặc biệt là bởi nước dùng. Và dưới đây sẽ bí kíp gia truyền về 7 cách nấu nước lèo hủ tiếu để làm ra những bát hủ tiếu thơm ngon nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cách nấu ăn ngon, chuẩn vị, những địa điểm ăn uống độc lạ, hấp dẫn trên khắp cả nước cũng như các thiết bị, sản phẩm nấu bếp chuyên dụng phục vụ kinh doanh như: nồi phở điện, nồi hầm xương,… uy tín, đảm bảo, chất lượng ngay tại trang chủ của thiết bị bếp Nguyên Khôi.
Nước lèo hủ tiếu thơm ngon chuẩn vị do đâu?
Những bát hủ tiếu có thơm ngon hay không phụ thuộc vào cách nấu nước lèo hủ tiếu của bạn có đúng cách, chuẩn vị với đầy đủ nguyên liệu không. Để đánh giá xem nước lèo bạn làm ra có thơm ngon đạt chuẩn hay không dựa vào những tiêu chuẩn sau:
Nước lèo hủ tiếu ngon cần trong, không được lắng cặn
Nếu nấu nước lèo hủ tiếu đục, lắng cặn tức là trong nước lèo còn có nhiều tạp chất từ thịt, xương hay thậm chí váng mỡ. Điều này sẽ khiến cho bát hủ tiếu bạn làm ra mất đi hương vị thơm ngon. Người ăn sẽ cảm giác bị ngấy, đầy bụng khi thưởng thức.
Nấu nước lèo hủ tiếu mang đậm hương vị đặc trưng riêng
Mỗi vùng miền sẽ có một hương vị hủ tiếu riêng. Nên khi nấu bạn cần nêm nếm gia vị và sử dụng nguyên liệu cho phù hợp. Ví dụ: hủ tiếu Nam Vang ngon ngọt từ thịt băm và xương ống. Hủ tiếu Mỹ Tho nước lèo thơm ngon hơn khi thêm tôm, mực…
Cần cân đối tỉ lệ nêm nước lèo hủ tiếu với gia vị
Mỗi vùng miền sẽ có một cách sử dụng gia vị riêng. Vì vậy, bạn cần cân đối tỉ lệ nêm nước lèo sao cho vừa miệng với đa số thực khách tại tiệm hủ tiếu của bạn. Chẳng hạn một số tỉnh thuộc vùng sông nước cửu Long hủ tiếu mang hương vị đặc trưng của mắm cốt, thanh ngọt từ các loại hải sản…
Với 3 tiêu chuẩn cơ bản trên, nếu bạn đáp ứng được trong việc chế biến nước lèo thì chắc chắn bát hủ tiếu của bạn sẽ thơm ngon, hấp dẫn và vô cùng đắt khách.
7 Cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon chuẩn công thức
Bạn đang đi tìm công thức nấu nước lèo làm hủ tiếu thơm ngon để kinh doanh phải không nào? Dưới đây là các công thức gia truyền giúp bạn nấu nước lèo chuẩn vị, thơm ngon, hấp dẫn khách hàng.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon theo cách truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu
Bánh hủ tiếu (bánh phở): 500g | Xương ống: 2 kg |
Giò heo: 1 cái | Thịt nạc vai xay nhuyễn: 500g |
Sườn heo: 1kg | Thịt ba chỉ: 500g |
Tôm khô: 300g | Khô mực: 300g |
Củ cái muối: 200g | Hành tây: 1 củ |
Hành tím: 5 củ | Hành lá: 5 cây |
Các loại rau sống ăn kèm: giá đỗ, xà lách, tía tô, mùi tàu… | Các loại gia vị: muối, mắm cốt, bột ngọt, đường phèn… |
Cách nấu nước lèo hủ tiếu truyền thống chuẩn các bước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước khi chế biến chúng ta cần sơ chế các loại nguyên liệu:
- Xương ống: rửa sạch, chặt thành các đoạn dài khoảng 5cm. Sau đó đem luộc sơ qua 1 lần nước để loại bỏ các chất bẩn và mùi hôi trong xương. Một nhánh gừng và 1 củ hành tím giúp cho mùi hôi trong xương được loại bỏ hoàn toàn.
- Thịt ba chỉ: rửa sạch thái miếng.
- Sườn heo, chân giò: chặt khúc vừa ăn. Sau đó bạn đem trần qua nước sôi tương tự như xương ống.
- Rau sống: nhặt sạch lá vàng, rửa sạch. Bạn có thể ngâm trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật và diệt khuẩn. Sau đó vớt ra và để cho ráo nước.
- Hành tím: bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
- Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch và bổ hình múi cau.
- Hành lá: loại bỏ lá vàng, rửa sạch và cắt nhỏ.
- Thịt nạc vai xay: bạn cho vào nồi, nêm thêm 1 chút mắm cốt hoặc bột canh, 1 chút dầu ăn và đảo đều. Sau đó đặt lên bếp lưa, xào nhanh khoảng 5 phút để thịt được ngọt không quá khô cứng.
Bước 2: Tiến hành nấu nước lèo làm hủ tiếu thơm ngon
- Xương ống sau khi đã trần xơ, bạn cho vào nồi ninh từ 2 – 3h. Lưu ý, trong quá trình ninh hầm thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong, không lắng cặn nhé!
- Sau khoảng 2h ninh bạn tiếp tục cho sườn heo và chân giò vào ninh cùng. Thời gian ninh từ 1 – 2h.
- Tôm khô bạn rửa sạch rồi cho vào trong nồi nước dùng đang ninh. Bạn nên cho riêng vào giỏ inox để khi lấy tôm ra được dễ dàng, nhanh chóng. Tiếp tục ninh xương thêm 1h nữa để các tủy xương được tiết hết ra, giúp nước dùng ngon ngọt hơn.
- Sau 1h ninh bạn vớt tôm ra cho vào nồi, thêm 1 chút dầu chiên cho tôm vàng rụm. Bạn nêm thêm 1 chút bột ngọt, đường, muối cho vừa miệng.
- Hành tây, củ cải trắng, khô mực và tôm khô bạn cho vào nồi nước dùng đang ninh trước đó. Nhiệt độ thấp để nước sôi liu riu, xương hầm được nhanh hơn, nước dùng không bị đục. Lưu ý, để nước lèo trong bạn nên sử dụng muối thay cho bột nêm.
- Sau thời gian ninh xương từ 4 – 6h, lúc này xương đã tiết hết chất ngọt. Bạn nêm nếm gia vị, đường phèn bột ngọt sao cho vừa miệng. Với người dân Sài Gòn thì một chút hành tím phi thơm sẽ giúp nước dùng đậm vị, thơm ngon hơn.
Nếu bạn hầm xương làm nước lèo tại nhà phục vụ các thành viên trong gia đình thì có thể sử dụng nồi áp suất ninh nấu nhanh hơn. Nhưng khi kinh doanh ngoài tiệm, thì sẽ chẳng có loại nồi nào đáp ứng đủ nhu cầu. Bởi vậy, bạn cần phải nhờ tới sự trợ giúp của nồi nấu hủ tiếu bằng điện. Thiết bị giúp bạn ninh hầm xương nhanh, nước dùng ngon, ngọt, không tốn thời gian, tiết kiệm chi phí.
Bước 3: Hoàn thành
- Sau khi đã hoàn thành cách nấu nước lèo xong bạn tiến hành trần bánh phở và trình bày.
- Bánh phở: trụng qua nước sôi khoảng 70 độ trong thời gian 1 phút để loại bỏ vị chua, hôi trong đó. Sau đó đổ ra bát.
- Chan nước lèo lên mặt bánh phở. Lưu ý nước lèo cách mặt bánh phở 1cm. Thêm chút hành hoa rắc đều lên trên.
Giờ thì bạn có thể thưởng thức món bánh phở thơm ngon, đậm vị rồi. Chúc bạn ngon miệng.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu bò viên thơm ngon đơn giản
Vị nước lèo hủ tiếu bò viên cũng khá giống với vị nước dùng phở bò Nam Định. Cùng dậy vị với mùi thơm ngon, thanh ngọt của xương bò ninh nhừ hòa quyện cùng những miếng bò viên thơm ngon, dai giòn. Tuy nhiên, hủ tiếu bò viên đặc biệt hơn chút với vị béo ngậy của tóp mỡ cùng hành tím phi thơm lừng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Hủ tiếu: 1kg | Tôm khô: 50g |
Bò viên: 200g | Xương sườn hoặc xương đuôi: 800g |
Củ cải trắng, cà rốt: 1 củ | Tóp mỡ |
Hành tím, hành tây: 2 củ | Dừa tươi: 1 quả |
Bột ngọt, muối, đường phèn | Rau sống ăn kèm: xà lách, mùi tàu, tía tô… |
Tiến hành nấu nước lèo hủ tiếu bò viên thơm ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống: Chặt khúc dài khoảng 5cm, và cho xương vào nồi, đổ nước bằng mặt với xương đun sôi trong 2 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và cho vào nồi để chuẩn bị ninh hầm.
- Cà rốt, củ cải: Nạo vỏ, rửa sạch và cắt khoanh tỉa làm hoa. Hoa cải sẽ dày hơn hoa cà rốt khoảng 1cm.
- Các loại rau ăn kèm: Bạn nhặt sạch lá vàng, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút để diệt vi khuẩn. Sau đó vớt ra và để ráo.
- Hành tây, hành tím, gừng: Nướng trên bếp lửa đến khi hành, gừng dậy mùi thơm. Sau đó bạn bóc vỏ, hành tây bổ hình múi cau, hành tím và gừng nạo vỏ và để nguyên.
Bước 2: Tiến hành ninh xương làm nước lèo
- Bạn bỏ xương ống đã trần qua nước sôi rửa sạch và cho vào nồi hầm.
- Tiếp đó bạn mở vung, hớt bọt để nước dùng trong hơn. Đổ nước dừa vào nồi nước lèo đang ninh. Đợi khi nước lèo sôi trở lại bạn thêm: bò viên, tôm khô, cà rốt, của cải trắng, hành tây, hành tím và gừng nướng trước đó cho vào nồi hầm tiếp 1h.
- Sau từ 3 – 4h ninh bạn nêm muối, bột ngọt và đường phèm cho nước dùng ngọt và vừa khẩu vị hơn. Lưu ý nên sử dụng muối hột, không nên dùng muối tinh hoặc bột canh sẽ làm nước dùng bị chát.
- Bò viên luộc sơ qua với nước sôi và đổ ra bát, cắt làm đôi để có thể dễ dàng thưởng thức hơn. Cho bò viên vào nồi nước lèo đang ninh, nấu đến khi nước lèo sôi lại thì tắt bếp.
- Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách nấu nước lèo hủ tiếu bò viên
Bước 3: Hoàn thành
- Tóp mỡ: phi thơm với hành tím, tỏi khô băm nhỏ và một chút dầu ăn.
- Trụng hủ tiếu: bạn nấu nồi nước sôi khoảng 70 độ C, sau đó trần hủ tiếu khoảng 30s rồi đổ ra bát lớn.
- Rưới tóp mỡ lên trên mặt bánh hủ tiếu, sắp bò viên, hoa củ cải, cà rốt, hành lá lần lượt lên trên. Sau đó chan nước lèo lên trên cùng.
Chỉ với 3 bước đơn giản bạn đã có bát hủ tiếu bò viên thơm ngon để cả gia đình thưởng thức rồi.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu Nam Vang chuẩn công thức
Hủ tiếu Nam Vang sự kết hợp hoàn hảo của xương ống, thịt băm, trứng cút, lòng, tôm…Quyện cùng nước dùng thanh ngọt giúp bữa sáng của cả gia đình thêm thơm ngon, bổ dưỡng hơn.
Nguyên liệu để nấu hủ tiếu Nam Vang
Xương ống: 1kg | Thịt nạc vai: 500g |
Tôm: 300g | Hủ tiếu: 1kg |
Gan lợn: 300g | Mực: 1 con |
Tôm khô: 50g | Trứng chim cút: 30 quả |
Hành tây: 1 củ | Củ cải muối: 200g |
Tỏi: 1 củ | Củ cái muối cắt sợi: 100g |
Gia vị & chanh, ớt | Rau ăn kèm: hẹ, giá, cần tây, tần ô |
Cách nấu nước lèo hủ tiếu Nam Vang chuẩn công thức
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống: Rửa sạch, chặt khúc dài khoảng 5cm và chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn bên trong xương. Sau đó rửa lại với nước lạnh.
- Hành tây: Bóc vỏ, bổ múi cau.
- Thịt nạc vai: Rửa sạch với nước, chia làm 2 miếng nhỏ. 1 miếng bạn bắc lên bếp luộc chín. Phần còn lại đem băm nhuyễn hoặc xay ra, nêm nếm gia vị: muối, tiêu. Đem phần thịt xay nấu với nước, đánh tơi thịt.
- Trứng cút lộn: Luộc chín, bóc sạch vỏ.
- Tôm: Luộc chín và bóc sạch vỏ.
- Gan: Rửa sạch luộc với 1 chút muối và dấm. Sau khi chín bạn vớt ra để nguội và cắt lát.
- Tỏi: Băm nhuyễn, phi vàng với 1 thìa dầu ăn.
- Củ cải muối: Cắt sợi khô sau đó đem ngâm với nước muối loãng để củ cải bớt mặn. Sau đó rửa sạch với nước, vắt ráo và cắt nhỏ. Cho củ cải muối đã cắt nhỏ vào chảo dầu nóng, đảo đều nêm nếm chút đường, hạt nêm. Đun khoảng 5 phút cho gia vị ngấm đều vào củ cải khô và tắt bếp.
- Giá, cần tây: Rửa sạch, để ráo nước và bày ra đĩa.
- Hẹ: Rửa sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Tiến hành ninh xương làm nước lèo hủ tíu Nam Vang
- Xương ống sau khi đã chần xơ, bạn rửa sạch cho vào nồi, thêm nước và bật bếp để ninh. 30 phút đầu chọn mức nhiệt to nhất để nước sôi nhanh.Trong quá trình ninh xương thường xuyên hớt bọt để làm nước dùng trong và không bị lắng cặn.
- Khi ninh xương từ 1 – 2h bạn tiếp tục cho hành tây, tôm khô, khô mực, củ cải nướng vào ninh cùng. Những nguyên liệu này giúp nước lèo của bạn thơm ngon và đậm vị hơn.
- Để nước dùng được ngon ngọt, tủy xương tiết hết ra bạn cần hầm xương ống trong 3 – 4h. Sau thời gian này, bạn nêm nếm các gia vị như muối, bột ngọt để vừa miệng. Sau đó tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
- Trụng hủ tiếu vào nước sôi 70 độ trong khoảng 30s để loại bỏ vị chua trong đó. Và đổ ra bát lớn.
- Lần lượt xếp thịt lợn, gan, trứng cút, tôm bóc nõn, củ cải muối xào, tỏi phi, hành lá, hẹ cắt khúc lên trên. Cuối cùng là chan nước lèo quanh bát.
Bí quyết nấu nước lèo hủ tiếu gà thơm ngon đậm vị miền Trung
Đến với mảnh đất miền Trung bạn sẽ được thưởng thức món hủ tiếu gà thơm ngon, lạ miệng. Chỉ với một vài bước đơn giản là chúng mình có thể làm được nồi nước lèo hủ tiếu gà rồi đấy.
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước lèo hủ tiếu gà
Linh hồn của bát hủ tiếu gà chuẩn vị miền Trung vẫn nằm ở cách nấu nước lèo. Chỉ cần thay đổi nguyên liệu và nêm nếm gia vị khác là bạn sẽ “lạc” mất vị đặc trưng của hủ tiếu gà. Để xem, với món hủ tiếu này chúng ta sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu nào nhé!
Gà: 1,3 – 1,5 kg | Hủ tiếu: 1kg |
Bì lợn hoặc mỡ trắng: 300g | Nước lọc: 2,2l |
Sả: 3 – 4 củ | Hành tím: 5 củ |
Rau sống ăn kèm: giá, hành, mùi tàu, rau răm… | Gia vị: muối hột, nước mắm nhĩ, xì dầu, tương ớt, gừng… |
Cách nấu nước lèo hủ tiếu gà chuẩn vị miền Trung
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà ta: Làm sạch lông, loại bỏ ruột. Sau đó rửa sạch để ráo.
- Gừng: Cạo sạch vỏ & đập dập.
- Rau: Loại bỏ lá dập, úa, rửa sạch với nước. Sau đó vớt ra rổ, để ráo.
- Hành, tỏi, sả: Bỏ vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành lát mỏng.
Bước 2: Chế biến nước lèo hủ tiếu gà miền Trung
- Gà: Luộc chín với 1,2l nước. Bạn nên luộc gà chín tới: thịt mềm, da vàng ươm. Thêm 1 chút gừng đã đập dập trước đó giúp nước dùng được thơm hơn. Sau khi luộc chín, bạn vớt ra để ráo nước sau đó xé thịt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Xương gà cho vào nồi nước luộc để ninh làm nước dùng.
- Lòng gà: Làm sạch với muối, cắt thành khúc nhỏ. Sau đó ướp với hạt nêm, nước mắm…
- Hành tím: 2 củ bóc vỏ, thái lát. 3 củ còn lại bạn bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Sau đó phi thơm trên chảo mỡ nóng cùng lòng gà. Nên đảo nhẹ tay để lòng không bị nát. Đổ lòng gà phi hành vào nồi nước dùng đang ninh. Tiếp tục nình khoảng 1h nữa. Lưu ý là hớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong. Sau khoảng 2h ninh bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
- Mỡ trắng: Cắt thành miếng vuông dài khoảng 3 cm, rán trên chảo để thành mỡ nước và tóp mỡ. Lấy phần tóp mỡ để ăn kèm với hủ tiếu. Một số nơi thay thế tóp mỡ bằng bì lợn chiên giòn. Đây cũng là điểm khác biệt của hủ tiếu miền Trung.
Bước 3: Hoàn thành
- Hủ tiếu: trụng trong nước sôi 70 độ C để loại bỏ vị chua trong đó. Bạn đổ hủ tiếu ra tô lớn.
- Xếp lần lượt gà xé phay, tóp mỡ lên trên. Chan nước dùng vào bát.Bạn có thể rắc thêm hành lá, tỏi sả phi để bát hủ tiếu thơm ngon hơn.
Công thức nấu nước lèo hủ tiếu mực thơm ngon
Bạn là “tín đồ” hải sản thì món hủ tiếu mực sẽ là món khiến bạn nghiện ăn mỗi ngày đấy. Tuy nhiên, cách nấu hủ tiếu mực cũng khá là cầu kì chút xíu vì bạn sẽ phải khử sạch mùi tanh của mực, giúp mực ngấm đều gia vị. Món hủ tiếu mực được xem là đặc sản cực kỳ hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ. Phần nguyên liệu chính của món ăn là những sợi hủ tiếu khô, mực tươi, thịt băm, trứng cút và các phụ liệu gia vị đi kèm như hành lá, hẹ, hành phi. Đặc biệt phần nước dùng được nấu sôi trên chảo nhỏ cho từng phần tạo nên hương vị đặc trưng của món hủ tiếu mực tươi này. Những sợi hủ tiếu siêu mềm dai cùng các miếng mực được cắt tỉa vô cùng bắt mắt và nước dùng ngọt thanh.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu miền Tây
Một lựa chọn nữa dành cho bạn đó là hủ tiếu miền Tây với bí kíp nấu nước lèo thơm ngon. Vị thanh ngọt của nước dùng kết hợp với sợi hủ tiếu dai giòn làm nên món hủ tiếu nức danh của Mỹ Tho. Nếu bạn đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên nổi hương vị của bát hủ tiếu này đâu. Cách nấu hủ tiếu Mỹ Tho khác biệt phần nhiều so với các cách nấu hủ tiếu ở các tỉnh miền Tây sông nước khác. Bởi phần bánh hủ tiếu được làm bằng gạo địa phương Gò Cát với thành phẩm sợi mì trong, dai và giòn. Kết hợp với các loại topping khác như: thịt nạc, gan lợn, lòng lợn, hải sản, trứng cút… Rau, gia vị: giá đỗ, chanh, hẹ, ớt băm, xì dầu, nước mắm…Tất cả tạo nên hương vị món hủ tiếu đậm đà, thanh ngọt.
Cách nấu nước lèo không cần xương – Hủ tiếu chay
Ngoài những công thức nấu nước lèo làm hủ tiếu nổi tiếng ở các mục trên. Bạn cũng có thể chế biến nước lèo làm những bát hủ tiếu thơm ngon mà không cần xương. Món ăn này phù hợp với những người ăn chay.
Với món ăn này, nguyên liệu chủ yếu là rau củ quả và không dùng đến xương và thịt lớn. Một chút khéo léo và chút ít thời gian chế biến là bạn đã bổ sung vào thực đơn chay của mình 1 món ăn bổ dưỡng rồi.
Nguyên liệu làm nước lèo nấu hủ tiếu chay
Hủ tiếu: 1kg | Lê, táo: 6 quả |
Củ cải trắng: 2 quả | Cà rốt: 4 củ |
Nấm đông cô: 16 cái | Nấm tròn trắng: 16 cái |
Nấm bào ngư: 16 cái | Đậu hũ: 14 miếng |
Tôm chay: 300g | Cải khô: 200g |
Tàu hũ ky: 500g | Ngô: 1 bắp |
Gia vị: muối, đường, hạt nêm,… | Rau sống ăn kèm: mùi tàu, lá hẹ, rau sống, giá… |
Cách nấu nước lèo không cần xương
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hủ tiếu: Trụng qua nước sôi, để ráo.
- Táo, lê: Nạo vỏ, rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- Bắp ngô: Cắt khúc 2 – 3cm.
- Nấm: Cắt chân, rửa sạch.
- Tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
- Tôm chay: Ngâm nước ấm cho nở.
- Cà rốt, củ cải trắng: Gọt vỏ, cắt khoanh, tỉa hoa.
Bước 2: Nấu nước dùng chay làm hủ tiếu
- Cho vào nồi 4 lít nước, 1 củ hành tây đã bổ múi cau cùng với lê, táo, bắp ngô đã sơ chế qua. Đậy nắp và ninh hầm trong vòng 60 phút.
- Sau 1h bạn cho nấm, củ cải và cà rốt vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng nấu thêm khoảng 30 phút nữa rồi tắt bếp.
- Ngò rí, hẹ, giá, xà lách: rửa sạch, để ráo.
- Hành, tỏi: băm nhuyễn, phi vàng.
- Tôm chay, nấm trắng, nấm bào ngư, đậu hũ đem xào. Nêm nếm gia vị vừa miếng.
- Đậu hũ, tàu hũ ky: chiên vàng.
Bước 3: Thành phẩm
- Sau khi hoàn thành cách nấu nước lèo hủ tiếu chay thì bạn tắt bếp.
- Xếp lần lượt đậu hũ, nấm xào, hành phi…lên trên tô hủ tiếu đã trụng trước đó. Sau đó chan đều nước dùng vào và thưởng thức.
Một số mẹo nhỏ giúp nước lèo hủ tiếu thêm hoàn hảo!
Cách trụng hủ tiếu dai ngon mềm
Để trụng hủ tiếu dai mềm bạn cần chuẩn bị một nồi nước nhỏ. Đun sôi ở nhiệt độ 70 độ C. Dùng vợt lưới chuyên dụng để trụng hủ tiếu. Trụng nhanh trong thời gian 30s, sau đó vớt ra và xả lại với nước lạnh để tránh việc hủ tiếu bị dính vào nhau, mềm và làm giảm độ dai của sợi bánh.
Thắng tóp mỡ cho vào hủ tiếu
Tóp mỡ chính là phần nguyên liệu giúp món hủ tiếu ngon ngọt, hấp dẫn hơn. Muốn thắng được tóp mỡ ngon bạn cần phải xắt nhỏ chúng. Thắng trên chảo nóng với nhiệt độ cao. Khi thắng, đảo đều tay để tóp mỡ nhanh săn, giòn và ngon hơn.
Khi tóp mỡ đã săn bạn hạ bớt lửa, chiên đến khi tóp chuyển màu vàng thì tắt bếp. Cho thêm 1 vài tép tỏi, và một chút muối để tăng hương vị của tóp mỡ.
Hớt bọt và váng mỡ nổi trên nước dùng
Trong quá trình ninh hầm xương làm nước lèo bạn phải thường xuyên hớt bọt và váng mỡ. Thường xuyên hớt bọt giúp nước dùng trong hơn và không bị lắng cặn.
Nấu nước lèo trong – ngon hơn! Bí quyết tại đây!
Ninh xương nấu nước lèo thì ai ai cũng có thể làm được. Nhưng làm thế nào để nước lèo trong, thanh ngọt hơn thì không phải ai cũng làm được. Cùng áp dụng bí kíp ngay dưới đây để giúp bạn nấu nước dùng thanh, ngon hơn nhé!
- Sơ chế xương kĩ trước khi ninh để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn bên trong đó. Sau đó rửa sạch, nấu sôi và loại bỏ nước đầu. Thường xuyên hớt bọt để nước lèo không bị lắng cặn.
- Khi ninh hầm xương: 30 phút đầu để nhiệt độ cao nhất, sau đó giảm lửa để nước sôi liu riu. Như vậy, sẽ giúp xương chín nhừ, tiết ra các chất dinh dưỡng giúp nồi nước dùng ngon ngọt hơn.
- Dùng muối thay vì bột nêm để nước dùng được trong, không bị vẩn đục.
- Hành tây, củ cải trắng, cà rốt giúp giảm vị béo của xương, giúp nước lèo ngọt hơn.
Trên đây là 7 cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon ngọt. Tuy nhiên, để ninh hầm xương làm nước lèo hủ tiếu nhanh hơn, tiết kiệm thời gian chi phí thì việc sử dụng nồi nấu hủ tiếu bằng điện Nguyên Khôi là sự lựa chọn hoàn hảo. Một thiết bị tiết kiệm điện năng, ninh hầm xương nhanh chóng, hoàn toàn tự động giúp người dùng tối ưu thời gian, chi phí. Bạn cần tư vấn đặt hàng nồi phở hãy điện ngay cho Nguyên Khôi nhé Chúc bạn thành công với các công thức nấu nước lèo hủ tiếu để có bát hủ tiếu thơm ngon cho cả gia đình.